Khi chó mèo không được tắm rửa sạch sẽ và ăn uống đảm bảo vệ sinh, giun tròn ký sinh thường hình thành và phát triển trong ruột của chó. Bệnh sán chó có thể xảy ra ở cả người và chó, hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này đề có phương pháp đề phòng và điều trị phù hợp.
Bệnh sán chó là gì?
Bệnh sán chó hay còn được gọi với cái tên là bệnh kén sán chó, sán chó dây,… Bệnh này do một loại giun trong chó mèo hình thành từ một loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis (toxocara cati) gây ra.
Loại sán này phát triển trong cơ thể chó, mèo hoặc những vật nuôi trong nhà. Khi giun đẻ trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài bên môi trường và hóa thành phôi từ 1 – 2 tuần.
Chính vì vậy, khi dọn vệ sinh cho chó mèo, nếu vô tình để trứng thâm nhập vào cơ thể bạn, nhất là trẻ em trong nhà thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Đặc biệt, bệnh sán chó không biểu hiện triệu chứng gì trong thời gian đầu
Bệnh sán chó có lây không?
Bệnh sán chó chỉ có thể lây từ chó sang người .
Sán chó phát triển trong dạ dày của chó, trứng được phóng thích ra ngoài, bám vào lông chó hay quanh vùng hậu môn. Chó thường có thói quen liếm hậu môn, rồi liếm lông, điều này vô tình bám vào cơ thể con người hay các vật dụng xung quanh chúng đụng, trứng sán cũng theo đó mà bị phát tán khắp nơi. thông qua tiếp xúc trực tiếp, ôm hôn và để chó mèo liếm lên miệng. Điều này làm chúng ta vô tính nuốt phải trứng sán chó.
Bệnh sán chó không có khả năng lây từ người sang người. Tuy nhiên khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, cần đưa người nhà đi xét nghiệm và điều trị kịp thời, đồng thời vệ sinh nhà cửa và chuồng chó mèo bằng các loại nước tẩy để tiêu diệt sán và trứng của chúng còn tồn tại trong các đồ dùng.

Biểu hiện khi bị sán chó
Ở người:
- Vấn đề tiêu hóa: Người bị nhiễm giun sán có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và mệt mỏi.
- Dị ứng: Bệnh giun sán có thể gây ra các phản ứng dị ứng, từ ngứa da đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở.
- Biến Chứng: Trong trường hợp nghiêm trọng, giun sán có thể xâm nhập vào các cơ quan quan trọng như mắt, gan và não, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ở Chó mèo:
- Suy dinh dưỡng: Giun sán gây ra mất chất dinh dưỡng, làm chó mèo gầy yếu và suy dinh dưỡng.
- Tiêu chảy và nôn ói: Động vật bị nhiễm giun sán thường có triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chúng.
- Tử vong: Trong trường hợp nặng, giun sán có thể gây tử vong cho chó mèo nếu không được điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh sán chó
Để phòng ngừa bệnh sán chó bạn cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
- Ăn chín uống sôi.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc gần với chó, mèo.
- Hạn chế để chó mèo liếm lên vùng mắt, miệng.
- Nên đưa chó, mèo và các vật nuôi trong nhà thăm khám, xổ giun định kỳ.
- Tiến hành điều trị triệt để khi phát hiện vật nuôi của mình bị nhiễm sán.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống và giữ cho nhà cửa khô thoáng.
Như vậy, bệnh giun sán chó mèo là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật, nhất là các trẻ em dễ bị sán chó tấn công và khó điều trị. Kính mong quý độc giả luôn giữ được vệ sinh và phòng ngừa căn bệnh này để bảo vệ gia đình của mình.